Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2019

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN


I. HỒ SƠ VÀ QUY TRÌNH THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

1. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

1- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của chủ doanh nghiệp tư nhân.

2- Mẫu Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;

2. Quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

·        -  Doanh nghiệp phải gửi Thông báo lập chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh khi đăng ký hoạt động và kèm theo hồ sơ bên trên

·         - Doanh nghiệp lập chi nhánh ở nước ngoài thì thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Doanh nghiệp gửi thông báo về lập chi nhánh kinh doanh tại nước ngoài đến phòng đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký trước đó trong thời hạn 30 ngày làm việc (theo Phụ lục II-12, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT). Kèm theo bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương để bổ sung thông tin về chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKDN.

3. Cách thực hiện thành lập doanh nghiệp:

Người đại diện theo pháp luật gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ



II. QUY TRÌNH NHẬN KẾT QUẢ THÀNH LẬP MỚI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

1. Trường hợp đăng ký trực tiếp:
·         Phòng ĐKKD cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.
·         Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc nếu bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

2. Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:

·         Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế,.
·         Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

3. Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:

1-Phòng Đăng ký kinh doanh có xem xét, gửi thông báo qua mạng điện tử để yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi hồ sơ hợp lệ và gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Sau đó Phòng ĐKKD thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

2-Sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật có thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy và Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua đường bưu điện.

3- Phòng ĐKKD đối chiếu đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử với đầu mục hồ sơ sau khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy, và trao Giấy chứng nhận ĐKDN cho doanh nghiệp sau khi nội dung đối chiếu thống nhất.

4- Hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực nếu quá hạn 30 ngày mà Phòng ĐKKD không nhận được hồ sơ bằng bảng giấy

5- Bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy không chính xác so với hồ sơ được gửi qua mạng điện tử mà người nộp hồ sơ không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ bằng bản giấy thì được coi là giả mạo hồ sơ và sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP. Người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử.


Liên hệ với Công ty Thái An Luật để được tư vấn hỗ trợ
Hotline: Bình Dương, HCM, Đồng Nai: 0989 166 515
Hà Nội và khu vực phía Bắc: 09 7175 016


BÁO CÁO THAY ĐỔI THÔNG TIN NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP VÀ THAY THẾ NỘI DUNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH CHO GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN

I.                  BÁO CÁO THAY ĐỔI THÔNG TIN NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

1. Thành phần hồ sơ, bao gồm:

           Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo Phụ lục II-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;

2. Quy trình thực hiện thay đổi thông tin người quản lý Công ty Cổ Phần:       

          (Quy định tại Điều 12, 32 Luật Doanh nghiệp và Điều 54 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP).

             Phòng Đăng ký kinh doanh gửi Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và bổ sung, thay đổi thông tin của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi nhận thông báo. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp có nhu cầu.

             Công ty cổ phần thay đổi thông tin về họ, tên, địa chỉ liên lạc, CMND, doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo thay đổi, Công ty Cổ Phần nộp Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến nơi doanh nghiệp có trụ sở chính theo quy định tại Điều 12 Luật Doanh nghiệp.

3. Số lượng hồ sơ thay đổi thông tin người quản lý: 01 bộ.


4. Thời gian giải quyết hồ: 
    
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ.


II.              THAY THẾ NỘI DUNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH CHO GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ, GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

1.    Hồ sơ thay thế bao gồm:

            -       Trường hợp doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
                   Æ  Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế
                      Æ  Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư
                     Æ  Hồ sơ bao gồm các giấy tờ tương ứng với từng thay đổi quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Nghị định số 108/2018/NĐ-CP.
                   Æ  Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư, (Phụ lục II-18 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);

            -       Trường hợp doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay thế cho nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh:
                   Æ  Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư
                  Æ  Bản sao  Giấy chứng nhận đăng ký thuế; 
                +  Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư theo mẫu Phụ lục II-18 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;

2. Quy trình thực hiện thay đổi nội dung đăng ký Công ty Cổ phần:
(Quy định tại Điều 28, 29, 31 Luật Doanh nghiệp và Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT).

           - Doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
            - Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau khi nhận được hồ sơ.

3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Liên hệ với Công ty Thái An Luật để được tư vấn hỗ trợ


Hotline: Bình Dương, HCM, Đồng Nai: 0989 166 515
Hà Nội và khu vực phía Bắc: 09 7175 016


CÔNG BỐ NỘI DUNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH VÀ THÔNG BÁO MẪU CON DẤU


I.                    CÔNG BỐ NỘI DUNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Hồ sơ công bố nội dung đăng ký kinh doanh bao gồm:
Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo Phụ lục II-25, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;

Cách thức nộp hồ sơ công bố nội dung đăng ký kinh doanh:
Sau khi doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận ĐKDN và Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung ĐKDN liên quan đến nội dung về ngành nghề kinh doanh, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nộp phí để công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và gửi Giấy đề nghị công bố nội dung ĐKDN  tới Phòng ĐKKD nơi doanh nghiệp đã đăng ký trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công khai để thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh .

Nhận kết quả công bố nội dung ĐKKD
Nội dung ĐKDN được phòng ĐKKD đăng tải lên cổng thông tin guốc gia.



II.                  THÔNG BÁO MẪU CON DẤU CÔNG TY CỔ PHẦN
1.       Hồ sơ công bố mẫu con dấu
Hồ sơ thông báo mẫu con dấu bao gồm:
-      Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp hoặc mẫu con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện theo Phụ lục II-8, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
-      Thông báo về việc thay đổi mẫu con dấu/số lượng con dấu của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện diện theo Phụ lục II-9, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
-      Thông báo về việc hủy mẫu con dấu của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện theo Phụ lục II-10, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;

Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư, hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì nộp kèm theo: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định tại Phụ lục II-18 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.

2.    Cách thức thực hiện nộp hồ sơ thông báo mẫu con dấu:

·     Trước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
·     Người đại diện theo pháp luật gửi trực tiếp Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu/thay đổi mẫu con dấu/hủy mẫu con dấu của doanh nghiệp tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
3.    Nhận kết quả thông báo mẫu con dấu
·     Khi nhận thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
·     Trường hợp doanh nghiệp đã được cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu mới của doanh nghiệp thì thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp của các lần trước đó không còn hiệu lực.



Liên hệ với Công ty Thái An Luật để được tư vấn hỗ trợ

Hotline: Bình Dương, HCM, Đồng Nai: 0989 166 515
Hà Nội và khu vực phía Bắc: 09 7175 016

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RIÊNG LẺ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN




Trình tự, thủ tục chào bán cổ phiếu riêng lẻ
1. Tổ chức phát hành gửi hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý chào bán cổ phiếu riêng lẻ
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký chào bán cổ phần riêng lẻ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ý kiến bằng văn bản yêu cầu tổ chức phát hành bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời gian nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ được tính từ thời điểm tổ chức phát hành hoàn thành việc bổ sung, sửa đổi hồ sơ.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo cho tổ chức đăng ký và công bố trên trang thông tin điện tử về việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ của tổ chức đăng ký trong 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ.
4. Từ khi hoàn thành đợt chào bán, trong 10 ngày, tổ chức phát hành gửi báo cáo kết quả đợt chào bán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
 (Quy định tại Điều 5,6 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP)
Lưu ý:
Báo cáo kết quả đợt chào bán theo mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP;
Mẫu Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ được quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP;

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý chào bán cổ phiếu riêng lẻ:
a) Bộ Tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm không phải là công ty đại chúng;
b) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đại chúng;
c) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng không phải là công ty đại chúng;
d) Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế trong trường hợp tổ chức phát hành là công ty cổ phần chưa đại chúng không thuộc đối tượng quy định tại Điểm a, b và c.


1. Hồ sơ chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty cổ phần chưa đại chúng bao gồm:
- Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án chào bán và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán;
-Khi được Đại Hội đồng cổ đông uỷ quyền phải có Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua danh sách lựa chọn đối tượng được chào bán và các tiêu chí;
- Tài liệu thông tin về đợt chào bán cho nhà đầu tư (nếu có); 
- Tài liệu chứng minh đáp ứng tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và tuân thủ quy định về hình thức đầu tư trong trường hợp chào bán cho nhà đầu tư nước ngoài.

2. Hồ sơ chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng bao gồm:
- Phiếu đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ
- Khi được Đại Hội đồng Cổ Đông uỷ quyền phải có Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua danh sách lựa chọn đối tượng được chào bán và các tiêu chí;
- Tài liệu thông tin về đợt chào bán cho nhà đầu tư (nếu có);
- Hồ sơ, thủ tục đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ để chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp.
- Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện (nếu có).
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án chào bán và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán;
- Các chứng từ, tài liệu chứng minh đáp ứng tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và tuân thủ quy định về hình thức đầu tư trong trường hợp chào bán cho nhà đầu tư nước ngoài.




Liên hệ với Công ty Thái An Luật để được tư vấn hỗ trợ

Hotline: Bình Dương, HCM, Đồng Nai: 0989 166 515
Hà Nội và khu vực phía Bắc: 09 7175 016

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019

THỦ TỤC GIẢI THỂ CÔNG TY CỔ PHẦN


1.    Hồ sơ giải thể công công ty Cổ Phần bao gồm:

-       Bản thông báo về giải thể của doanh nghiệp (Công ty cổ phần) theo Phụ lục II-24, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
-       Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có) hoặc giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu;
-       Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
-       Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
-       Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc giải thể doanh nghiệp;
-       Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định tại Phụ lục II-18 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.


2.    Trình tự thực hiện giải thể công ty cổ phần:


·     Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp.
·     Doanh nghiệp thực hiện chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (Khoản 1 Điều 59 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP).
·     Trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản đối với chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
·     Quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong 07 ngày làm việc kể từ ngày xét duyệt.
·    Nếu còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì doanh nghiệp phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ
·     Cơ quan ĐKKD phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có)
·     Chủ doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan ĐKKD trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của DN
·     Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể theo khoản 3 Điều này mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan ĐKKD cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
·     Doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an để cơ quan công an cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp.
Cách thực hiện thủ tục giải thể công ty cổ phần: Chủ doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ tại Phòng ĐKKD nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ ĐKDN qua mạng điện tử.

Hotline: Bình Dương, HCM, Đồng Nai: 0989 166 515
Hà Nội và khu vực phía Bắc: 09 7175 016