Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019

XỬ LÝ HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ LẬP SÂI


Theo Điều 9 Thông tư 32/2011/TT-BTC, việc xử lý hóa đơn điện tử đã lập được quy định cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Hóa đơn điện tử có sai sót đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế.
Với trường hợp này, doanh nghiệp nên xử lý như sau:
  • Hủy hóa đơn điện tử khi đã có sự đồng ý và xác nhận của cả 2 bên bán và mua.
  • Hủy hóa đơn điện tử có hiệu lực theo đúng thời hạn 2 bên bán và mua đã thỏa thuận.
  • Hóa đơn điện tử đã hủy nhưng vẫn phải lưu trữ theo thời gian quy định để phục vụ việc tra cứu của cơ quan chức năng khi có yêu cầu.
  • Đồng thời, bên bán khi lập hóa đơn mới thay hóa đơn cũ sai sót thì trong hóa đơn mới cần kèm dòng chữ “hóa đơn này thay thế hóa đơn số, ký hiệu, ngày, tháng"

Trường hợp 2: Hóa đơn điện tử có sai sót đã gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhưng người bán và người mua đã kê khai thuế.
Với trường hợp này thì không được hủy hóa đơn sai mà bên bán phải lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và xử lý như sau:
  • Lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót.
  • Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót.
  • Sau khi xuất Hóa đơn điều chỉnh thì cả 2 bên thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành.
  • Hóa đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn điện tử số..., ký hiệu...
  • Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-) bởi đây là căn cứ để bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh số thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào (nếu có).
Lưu ý: Nếu bên mua không phải là doanh nghiệp thì bên mua sẽ không có chữ ký số nên việc yêu cầu phải đủ chữ ký điện tử của hai bên trong văn bản thỏa thuận rất khó thực hiện. Vì vậy cả 2 bên có thể sử dụng văn bản thỏa thuận là bản giấy và cả 2 bên cùng ký chữ ký trực tiếp.
3. Mất hoá đơn điện tử
Trường hợp 1: Hoá đơn điện tử bị mất mà vẫn còn lưu trên máy tính hoắc cácc thiết bị khác thì yêu cầu bên có liên quan cấp lại.
Trường hợp 2: Hoá đơn điện tử bị mất và không thể liên hệ để cấp lại hoá đơn thì liên hệ thì người bán và người mua tiến hành báo cáo mất hoá đơn theo thông tư số 153/2010/TT-BTC của bộ tài chính.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Hotline: Bình Dương, HCM, Đồng Nai: 0989 166 515
Hà Nội và khu vực phía Bắc: 09 7175 0169

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét