Thứ Hai, 12 tháng 8, 2019

CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ (CKĐT) – LỢI ÍCH CỦA CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ

CKĐT là chương trình phần mềm điện tử: “Được tạo ra bằng sự biến đổi một TĐDL sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng theo đó người đó có được TĐDL ban đầu và khóa công khai (KCK) của người ký có thể xác định được chính xác:
  • Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật (KBM) tương ứng với KCK trong cùng một cặp khóa;
  • Sự toàn vẹn nội dung của TĐDL kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.

Theo Điều 21 – Luật GDĐT: “CKĐT được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh/ các hình thức khác bằng phương tiện điện tử (PTĐT), gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu (TĐDL), có khả năng xác nhận người ký TĐDL, có khả năng xác nhận người ký TĐDL và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung TĐDL được ký”.

Sự xuất hiện của CKĐT và chức năng tiền định của nó, đặc biệt là vai trò của nó như là một công cụ trong việc xác định tính nguyên gốc, xác định tác giả, bảo đảm tính toàn vẹn của tài liệu điện tử (TLĐT), đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định địa vị pháp lý của TLĐT trong giao dịch điện tử (GDĐT).
Việc sử dụng CKĐT là cơ sở khẳng định giá trị pháp lý của những văn bản điện tử (VBĐT) tương đương với tài liệu giấy. Hiện nay, CKĐT là phương tiện duy nhất để xác nhận giá trị pháp lý của TLĐT.
Như vậy, với sự xuất hiện của CKĐT, vấn đề giá trị pháp lý của TLĐT, có thể coi như đã được giải quyết. Việc sử dụng CKĐT trong GDĐT cũng có những ưu điểm và bất cập nhất định.
I. Ưu điểm khi sử dụng chữ ký điện tử
1. Ngăn chặn khả năng giả mạo chữ ký
chữ ký tay có thể tăng đến 60-70%12 trong khi đó chữ ký là điện tử là 1/10.

2. Sử dụng chữ ký điện tử là điều kiện bảo đảm tính pháp lý
Chữ ký điện tử và thực hiện những giao dịch điện tử cho phép tiết kiệm thời gian, sức lực và tăng hiệu quả lao động.
Sử dụng Chữ ký điện tử là điều kiện bảo đảm tính pháp lý của các giao dịch điện tử, cho phép các giao dịch có thể thực hiện trong môi trường điện tử.
Khác với văn bản giấy với chữ ký bằng tay, những văn bản điện tử có thể chuyển theo đường truyền internet trong một thời gian rất ngắn.
3. Cho phép xác định tác giả Văn bản và tính nguyên gốc của Văn bản
Về lý thuyết, khi văn bản điện tử đã được ký bởi chữ ký điện tử thì không thể thay đổi. Nếu thay đổi dù chỉ một ký tự trong Văn bản thì văn bản đó sẽ không có hiệu lực.
Như vậy, chữ ký số có thể là công cụ xác định tác giả tài liệu điện tử cũng như sự vẹn toàn của chúng và một văn bản điện tử được ký bởi chữ ký số có thể là căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tham gia giao dịch điện tử.

4. Khả năng làm giả tài liệu
Sau khi tài liệu điện tử đã được ký bằng chữ ký điện tử thì không thể thay đổi. Bất cứ sự thay đổi nào, dù nhỏ nhất, cũng có thể bị phát hiện do chũ ký điện tử được tạo ra bởi cặp khoáa bí mật và khoá công khai.
Khi nội dung tài liệu thay đổi, khoá công khai sẽ không còn tương thích với khoá bí mật, hay nói cách khác, người nhận sẽ không thể dùng khoá công khai để giải mã bí mật.
Như vậy, khi tài liệu đã được ký bằng chữ ký điện tử, người ta sẽ không thể thay đổi một phần  hay toàn bộ tài liệu mà vẫn dưới chữ ký đó.

II. Hạn chế khi sử dụng chữ ký điện tử trong giao dịch điện tử
1. Tính bảo mật không cao
Chữ ký số là một bộ mật mã được cấp cho người sử dụng, đây là phần mềm máy tính không phụ thuộc vào vật mang tin. Chính vì vậy, trở ngại lớn nhất khi sử dụng chữ ký số là khả năng tách biệt khỏi chủ nhân của chữ ký. Chủ nhân của chữ ký số không phải là người duy nhất có được mật mã của chữ ký.
Bộ phận cung cấp phần mềm; bộ phận cài đặt phần mềm, những người có thể sử dụng máy tính có cài đặt phần mềm là bộ phần có thể có được chữ ký đó.
Tính bảo mật của chữ ký điện tử không cao do mật mã có thể bị đánh cắp. Cũng có thể, chủ nhân chữ ký số chuyển giao cho người khác mật mã của mình.

2. Sự lệ thuộc vào máy móc và chương trình phần mềm
Chữ ký điện tử là một chương trình phần mềm máy tính. Để kiểm tra tính xác thực của chữ ký cần có hệ thống máy tính và phần mềm tương thích. Đây là hạn chế chung khi sử dụng văn bản điện tử và chữ ký điện tử.
3. Thời hạn của chữ ký điện tử
Về lý thuyết, văn bản sẽ có hiệu lực pháp lý khi được ký trong thời hạn sử dụng của chữ ký. Chữ ký điện tử là chương trình phần mềm được cấp có thời hạn cho người sử dụng. Thực tế, hiệu lực pháp lý của văn bản hoàn toàn có thể bị nghi ngờ khi chữ ký số hết thời hạn sử dụng.
Tuy nhiên, để chữ ký điện tử trở nên phổ biến, thông dụng tạo tiền đề cho việc văn bản điện tử phát huy những tính năng vượt trội của mình và có thể thay thế tài liệu giấy, cần nghiên cứu và khắc phục những hạn chế của chữ ký điện tử.

Như vậy, sự ra đời của chữ ký điện tử là cơ sở khẳng định giá trị pháp lý của Văn bản điện tử và cho phép thực hiện những giao dịch điện tử.
Đồng thời, cần có thêm những công cụ khác để khẳng định giá trị pháp lý của tài liệu điện tử. Điều này cân sự đầu tư nghiên cứu của các nhà khoa học, các chuyên gia và sự hỗ trợ của các nhà quản lý.
Thời gian thực hiện: Tùy theo loại hình dịch vụ mà Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Hotline: Bình Dương, HCM, Đồng Nai: 0989 166 515
Hà Nội và khu vực phía Bắc: 09 7175 0169

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét